Tin tức

Thuỷ Kích Là gì? Cách Phòng Chống Thủy Kích Cho Xe Ô Tô

Khi đi qua vùng ngập nước, khả năng “xế yêu” của bạn bị nước làm chết máy gây ra hỏng hóc là rất lớn. Hiện tượng này người ta gọi là thuỷ kích. Vậy thuỷ kích là gì? Cách phòng chống hiện tượng thuỷ kích trên xe ô tô là như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Đừng bỏ lỡ: Kinh Nghiệm Lái Xe Ô Tô An Toàn Và Xử Lý Tốt Trong Mọi Tình Huống

Thuỷ kích là gì?

Thủy kích là hiện tượng xe ô tô bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm cho xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy ô tô, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ dẫn đến hỏng máy.

Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ kích là gì?

thuỷ kích là gì?

Thuỷ kích là gì?

Vậy thì nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy kích là gì? Trong điều kiện vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi nước tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp gây ra hiện tượng thuỷ kích.

Thủy kích gây ảnh hưởng ít hay nhiều tới động cơ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tình trạng hoạt động của động cơ khi nước tràn vào. Nếu xe đang dừng đỗ nhưng vẫn mở máy, động cơ sẽ ngừng hoạt động và không thể khởi động bằng cách đề máy thông thường. Đây là trường hợp nhẹ nhàng và gây ít tổn thất nhất.

Nếu thủy kích xảy ra khi vòng tua máy cao sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Tùy vào vị trí đặt air intake của động cơ và độ sâu của nước, chất lỏng có thể tràn vào một hoặc nhiều xi lanh. Nếu chỉ có một xi lanh bị dính nước, xi lanh còn lại vẫn có thể giúp cho xe chạy thêm được một quãng đường nữa. Nhưng nếu đang chạy ở tốc độ cao, thường xe sẽ bị đột ngột dừng lại.

Hậu quả của thuỷ kích

thuỷ kích là gì

Thủy kích tấn công khiến cho động cơ của xe có nguy cơ bị hỏng nghiêm trọng

Hậu quả của hiện tượng thủy kích thường rất nghiêm trọng do hư hỏng nằm ở phần động cơ xe. Nước không chịu được lực nén hỗn hợp khí nạp nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng các tay biên. Khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ, phá huỷ máy của xe. Và nước cũng khiến cho Piston không thể di chuyển dọc xi-lanh nhưng vẫn phải chịu lực đẩy của trục cam. Điều này sẽ làm cong cần các-te, piston và ổ đỡ trục khuỷu bị hư hỏng. Nặng hơn có thể làm vỡ lốc máy và phải thay động cơ hoàn toàn.Vì thế, chi phí sửa chữa trong trường hợp xe bị thủy kích thường rất lớn, ít nhất cũng vài chục triệu đồng trong trường hợp chỉ phải thay tay biên và có thể lên tới vài trăm triệu đồng nếu chẳng may xe phải thay cả cụm động cơ mới và toàn bộ hệ thống điện. Chi phí khắc phục hậu quả của thuỷ kích sẽ tỷ lệ thuận với mức độ sang trọng và cao cấp của chiếc xe bởi giá cao phụ tùng chính hãng cũng rất đắt đỏ.

Trong trường hợp không phải thay động cơ thì cũng có thể gây ra gỉ sét xi-lanh và các chi tiết khác có thể sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận điện trong xe đe dọa đến hoạt động của chiếc xe.

Tham khảo: Những Mẫu Xe Ô Tô Lội Nước Có Khả Năng Lội Nước Trên 500mm

Giải pháp phòng ngừa hiện tượng thuỷ kích

Với khả năng ngập lụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại những khu vực thuộc các thành phố lớn, đề phòng trước cho những rủi ro này, tốt nhất bạn nên tìm mua loại bảo hiểm có bao gồm gói bảo hiểm thủy kích. Mức phí cho khoản bảo hiểm phụ này dao động trong khoảng từ 0,3 – 0,5% giá trị xe tùy theo mỗi đơn vị cung cấp bảo hiểm. Trước khi mua bảo hiểm cho xe hơi, bạn cũng nên hỏi rõ nhân viên bảo hiểm về điều khoản thủy kích.

thuỷ kích là gì

Giải pháp phòng ngừa hiện tượng thuỷ kích

Ngoài ra, khi tham gia giao thông tại các đoạn đườn ngập nước bạn cũng cần chú ý đến một số nguyên tắc cơ bản:

  • Khi buộc phải đi qua vùng ngập nước, nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào vì đây là vị trí cao nhất, tránh lấy gió qua đường khí nạp theo xe vì đây là vị trí thấp hơn. Qua khỏi đoạn ngập lụt, bạn có thể lắp lại lọc gió động cơ như ban đầu.
  • Mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25 cm, không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức đó bạn không nên đi qua và hết sức chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì điều này có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.
  • Đối với trường hợp bắt buộc phải vượt qua, nên tắc công tác điều hoá (nút AC), nhấn ga chạy đều ở số 1, không được tăng ga đột ngột và sử dụng côn xe (đối với số sàn), giữ cho nổ tròn máy, lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô.
  • Nên hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút.
  • Khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên.
  • Khi đã đi qua chỗ ngập, cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa, sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy tắt ngay động cơ để có thể giảm tối đa lượng nước tràn vào. Cố gắng không đề máy trở lại trừ khi chắc chắn nước đã rút hết khỏi buồng đốt bằng cách tháo bugi và kim phun. Nếu không chắc chắn về tình trạng của xe, nên tìm cách đẩy xe lên vị trí cao ráo và gọi cứu hộ tới để xử lý, tránh khiến cho nước tràn vào nhiều sẽ gây hư hỏng thêm các chi tiết máy khác của ô tô.
  • Trường hợp xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập cũng tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ bởi mỗi xe khác nhau thì việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, vì thế đừng nên tìm cách tự sửa nếu bạn không có chuyên môn kỹ thuật.
  • Khi gọi cứu hộ, nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).
  • Không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.

Qua bài viết trên đây các bạn đã hiểu hiện tượng thuỷ kích trên xe ô tô là gì rồi đúng không? Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình sử dụng xe hơi an toàn và bền bỉ nhất.

Xem thêm: Cách Đo Áp Suất Lốp Xe Ô Tô Đúng Chuẩn Dành Cho Người Mới

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *